Thủ tục đầu tư ra nước ngoài có khó không và những lưu ý

Danh mục: Tin tức pháp luật
Thủ tục đầu tư ra nước ngoài có khó không và những lưu ý

Đầu tư ra nước ngoài là một cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh và tiếp cận thị trường quốc tế. Tuy nhiên, thủ tục đầu tư có thể diễn ra khó khăn và phức tạp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết thủ tục và những lưu ý quan trọng khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài.

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là gì?

Theo Điều 3 Luật Đầu tư 2020, “Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài”.

Thủ tục đầu tư ra nước ngoài chi tiết

Thủ tục đầu tư ra nước ngoài có khó không và những lưu ý

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các thông tin liên quan như: Tên dự án hoặc tên công ty tại nước ngoài; ngành nghề kinh doanh; các thông tin về đối tác tại nước ngoài; thông tin về vốn đầu tư ra nước ngoài.

Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin cấp giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài bao gồm:

+ Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

+ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư.

+ Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung: hình thức, mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án…

+ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

+ Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép.

+ Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài và báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước.

g) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài như chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng…, nhà đầu tư nộp văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).

Thủ tục đầu tư ra nước ngoài có khó không và những lưu ý

Sau khi hồ sơ đáp ứng đủ các yêu cầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư.

Bước 3: Đăng ký giao dịch ngoại hối

Bước tiếp theo, nhà đầu tư thực hiện đăng ký giao dịch ngoại hối tại Ngân hàng Nhà nước. Các thông tin đăng ký giao dịch ngoại hối bao gồm thông tin về nhà đầu tư, tài khoản vốn đầu tư, số vốn đầu tư và tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng tiền tệ.

Bước 4: Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

Sau khi hoàn tất việc đăng ký giao dịch ngoại hối, nhà đầu tư sẽ thực hiện chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.

Bước 5: Báo cáo đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư thực hiện báo cáo định kỳ thông qua tài khoản truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đầu tư.

Những lưu ý quan trọng về hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Thủ tục đầu tư ra nước ngoài có khó không và những lưu ý

Trước khi bắt đầu quá trình đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp cần thấu hiểu rõ quy định pháp luật. Việc thu thập thông tin về các luật đầu tư, hình thức đầu tư, quyền sở hữu tài sản, quy định về thuế và lao động là rất quan trọng để tránh những rủi ro pháp lý.

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cá nhân, doanh nghiệp cần nắm được:

Hình thức đầu tư ra nước ngoài

Theo Điều 52 Luật Đầu tư 2020, các hình thức đầu tư ra nước ngoài bao gồm:

+ Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;

+ Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;

+ Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;

+ Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Về việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

Thủ tục đầu tư ra nước ngoài có khó không và những lưu ý

Theo khoản 1 Điều 66 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư cần đáp ứng một số điều kiện sau để có thể chuyển vốn ra nước ngoài:

+ Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ;

+ Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;

+ Có tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài được mở tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

Có thể thấy, thủ tục đầu tư ra nước ngoài khá phức tạp và nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến Luật Đầu tư. Bởi vậy, để hiệu quả và tiết kiệm thời gian, nhà đầu tư nên lựa chọn đơn vị tư vấn đầu tư nước ngoài uy tín.

Hiện nay, Luật My Way là công ty cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài được nhiều cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn. Với 05 năm kinh nghiệm, đồng thời sở hữu đội ngũ Luật sư nhiệt huyết, có trình độ chuyên môn cao, Luật My Way sẽ hỗ trợ nhà đầu tư trong việc chuẩn bị hồ sơ để hoàn thiện thủ tục đầu tư, tư vấn pháp lý về doanh nghiệp,…

Hãy liên hệ ngay với Công ty Luật My Way theo số hotline 024.6688.0968 hoặc 0936.454.001 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Luật My Way – Con đường công lý

Trụ sở chính: Tổ 4, phường Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng giao dịch: P2608, Sảnh A Tòa HH2 Bắc Hà, 15 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Email: luatmyway@gmail.com

Hotline: 024.6688.0968 – 0936.454.001

Fanpage: Công ty Luật My Way

LiГЄn hб
02466880968
LiГЄn hб
02466880968