Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài hay tòa án – Tư vấn từ Luật My Way

Danh mục: Tin tức pháp luật
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài hay tòa án - Khuyến nghị từ Luật My Way

Trong kinh doanh thương mại, doanh nghiệp sẽ khó có thể tránh khỏi hoàn toàn việc xảy ra tranh chấp trong quá trình hoạt động. Vậy khi xảy ra tranh chấp thương mại, doanh nghiệp nên lựa chọn giải quyết bằng Trọng tài thương mại hay Tòa án?

Liên quan đến việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại giữa Trọng tài thương mại và Toà án, Luật My Way có quan điểm như sau:

Thứ nhất, về điểm chung

Tố tụng Trọng tài và tố tụng Tòa án có những điểm chung trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại như sau:

  • Mục tiêu: Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh;
  • Đảm bảo thực thi: Cả hai phương thức tố tụng đều được đảm bảo thực thi bởi Cơ quan thi hành án dân sự trong giai đoạn xét xử (các biện pháp khẩn cấp tạm thời), thực thi Phán quyết trọng tài, Bản án (giai đoạn thi hành Bản án/Phán quyết trọng tài).
  • Phí trọng tài/Án phí: Đều do bên thua kiện phải chịu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Tạm nộp phí trọng tài/Án phí: Đều do Nguyên đơn tạm nộp khi tiến hành khởi kiện.

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài hay Tòa án – Tư vấn từ Luật My Way

Thứ hai, về những điểm khác biệt

Luật My Way sơ lược những khác biệt cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp thương mại theo hai phương thức Tố tụng Trọng tài và Tố tụng Tòa án.

TIÊU CHÍ TỐ TỤNG TÒA ÁN TỐ TỤNG TRỌNG TÀI
Cơ quan tiến hành tố tụng Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Đặc thù của Thẩm phán ở các cấp thường phải xử lý nhiều lĩnh vực khác nhau (hình sự, dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân gia đình) nên tính chất chuyên biệt trong lĩnh vực thương mại không cao như các Trọng tài viên trong tố tụng Trọng tài. Hội đồng trọng tài và các bên có quyền lựa chọn Trọng tài viên là những người có năng lực, kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mại.
Thời gian giải quyết Nhược điểm của tố tụng Tòa án là thời gian giải quyết có thể kéo dài do nhiều nguyên nhân như: (i) Nhiều cấp xét xử là sơ thẩm, phúc thẩm, trong một số trường hợp Bản án còn có thể bị Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; (ii) Việc tuân thủ về thời gian, quy trình tố tụng của một số Cơ quan tố tụng còn thấp dẫn đến việc xét xử có thể bị kéo dài; (iii) Các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ để xác minh thông tin, sự có mặt của người tham gia tố tụng khiến cho việc xét xử tiếp tục kéo dài. Việc xét xử tại các Trung tâm trọng tài được tiến hành nhanh chóng, tính tuân thủ trình tự, thủ tục cao, đặc biệt là Phán quyết trọng tài có tính chất chung thẩm – không bị kháng cáo, kháng nghị như Bản án sơ thẩm của Tòa án. Tuy nhiên, Phán quyết Trọng tài vẫn có thể bị một bên yêu cầu Tòa án tuyên hủy theo quy định tại Điều 68 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, do vậy bên gặp phán xử bất lợi trong Phán quyết Trọng tài có thể lợi dụng điều khoản này để kéo dài thời gian thi hành án.
Tiểu kết: Thời gian xử lý theo tố tụng Trọng tài ngắn hơn khá nhiều so với tố tụng Tòa án, đây là ưu điểm nổi bật của việc thực hiện tố tụng trọng tài so với tố tụng Tòa án.
Bảo mật thông tin Nguyên tắc chung của tố tụng Tòa án là xét xử công khai, trừ trường hợp cần phải bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân. Nguyên tắc cơ bản của xét xử theo tố tụng trọng tài là xét xử không công khai.
Tiểu kết: Khía cạnh bảo mật thông tin trong tố tụng Tòa án và tố tụng Trọng tài cần được tính đến trong trường hợp doanh nghiệp không muốn việc tiến hành các biện pháp tiến hành tố tụng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình.
Án phí/Phí trọng tài và cơ chế tạm nộp. Đặc thù của tố tụng Tòa án được tiến hành bởi các Cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân – các cơ quan nhà nước nên việc án phí thấp hơn khá nhiều so với tố tụng trọng tài.

Ví dụ: Mức án phí cho số tiền tranh chấp là 500tr thì mức án phí là 20tr + 4% của phần vượt quá 400tr nên mức án phí sẽ là 24tr, nguyên đơn có nghĩa vụ tạm nộp án phí với mức 50% án phí tương ứng với số tiền là 12tr. Khi thắng kiện, nguyên đơn được nhận lại số tiền tạm ứng án phí đã nộp từ cơ quan thi hành án dân sự.

Có thể coi việc thực thi tố tụng Trọng tài như một dịch vụ phân xử, do vậy mức phí trọng tài khá cao.

Ví dụ: Cùng số tiền 500tr như ví dụ bên cạnh, mức phí trọng tài (tham khảo của VIAC) mà nguyên đơn phải nộp là 16,5tr +7,7% của số tiền vượt quá 100tr nên phí trọng tài Nguyên đơn phải nộp là 47,3tr đồng. Khi được Hội đồng trọng tài tuyên thắng kiện, nguyên đơn nhận lại tiền tạm nộp phí trọng tài từ bị đơn, từ đó khiến cho khả năng thu hồi tiền tạm nộp phí trọng tài cũng có thể gặp nhiều khó khăn.

Tiểu kết: Phần phí trọng tài cao hơn khá nhiều so với án phí khi tiến hành tố tụng tại Tòa án, đặc biệt cơ chế nhận lại tiền tạm nộp phí Trọng tài từ nguyên đơn khiến cho ta cần cân nhắc kỹ khi thực hiện tố tụng Trọng tài – nhất là đối với bị đơn mất khả năng thanh toán.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời Tòa án, nơi đang tiến hành thủ tục tố tụng Toà án có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và số lượng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng Tòa án có nhiều hơn tố tụng Trọng tài, trong đó có 02 biện pháp quan trọng sau:

(i) Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ;

(ii) Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

Về mặt pháp lý thì 02 biện pháp khẩn cấp tạm thời nêu trên có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo thi hành án sau này, tuy nhiên việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trên thực tế của Tòa án còn khá hạn chế, các cơ quan tiến hành tố tụng thực thi không thống nhất trong cách hiểu, cách thực thi.

Nguyên đơn có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài, Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, số lượng biện pháp khẩn cấp tạm thời ít hơn so với tố tụng Tòa án. Tương tự như tố tụng Tòa án, việc thực thi các Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đều được thực thi bởi các cơ quan thi hành án dân sự.
Tiểu kết: Về mặt pháp lý thì việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng Tòa án đa dạng hơn, từ đó tạo cơ chế cho việc đảm bảo thi hành án dân sự sau này hơn so với tố tụng Trọng tài.
Thực thi Bản án/Phán quyết trọng tài Phần lớn Bản án được thực thi bởi Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện nơi Tòa án nhân dân dân cấp quận/huyện đã tuyên án sơ thẩm (có hiệu lực), phúc thẩm. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố nơi Hội đồng trọng tài đặt trụ sở. Thực tế thì hiện này có 02 Hội đồng trọng tài có uy tín thường xuyên được lựa chọn đặt trụ sở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, do đó khi thực thi Phán quyết trọng tài cần thêm thủ tục ủy thác xuống Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện để thực thi Phán quyết.

Ngoài ra, khi thi hành Phán Quyết Trọng Tài thì các Cơ quan thi hành án dân sự thường yêu cầu người được thi hành phải chứng minh được Phán quyết Trọng tài chưa bị tuyên hủy, cơ chế pháp lý cho thủ tục này còn chưa rõ ràng khiến cho việc thực thi bị chậm trễ.

Tiểu kết:  Bản án/Quyết định được ban hành bởi Tòa án được thực thi nhanh chóng, thuận tiện hơn so với Phán quyết Trọng tài. Một góc độ khác, hành lang pháp lý cho việc thực thi Phán quyết Trọng tài chưa đầy đủ, đồng bộ như thực thi Bản án/Quyết định của Tòa án.

Thứ ba, khuyến nghị

Trên cơ sở phân tích những ưu nhược điểm cơ bản của hai phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại nêu trên, Luật My Way có những khuyến nghị ban đầu như sau:

  • Đối với những vụ việc mang tính chất giản đơn, tính pháp lý rõ ràng (Hợp đồng thương mại thông thường) thì nên lựa chọn phương thức tố tụng Tòa án để tiết kiệm chi phí, thực thi nhanh chóng khi có Bản án/Quyết định của Thẩm phán;
  • Việc lựa chọn phương thức tố tụng Trọng tài chỉ nên lựa chọn khi doanh nghiệp thực hiện giao dịch có giá trị lớn, có tính chất phức tạp, có đối tác nước ngoài, bởi lẽ đối với những giao dịch này ta tận dụng được những ưu thế của tố tụng Trọng tài như thời gian xử lý nhanh chóng, cơ chế linh hoạt và được tiến hành bởi những Trọng tài viên chuyên biệt trong lĩnh vực thương mại.

Trên đây là khái lược cơ bản về việc so sánh phương thức tố tụng trọng tài và tố tụng Tòa án. Nếu quý khách hàng cần tư vấn giải quyết tranh chấp vui lòng liên hệ với Luật My Way tại:

Luật My Way – Con đường công lý

Trụ sở chính: Tổ 4, phường Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng giao dịch: Phòng 2608, Sảnh A Toà HH2 Bắc Hà, 15 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Email: luatmyway@gmail.com

Hotline: 024.6688.0968 – 0936.454.001

Fanpage: Công ty Luật My Way

LiГЄn hб
02466880968
LiГЄn hб
02466880968