M&A TẠI VIỆT NAM

Danh mục: M&A
  1. Thực trạng M&A tại Việt Nam

M&A (Mergers and Acquisitions), được hiểu là hoạt động mà một doanh nghiệp giành quyền kiểm soát doanh nghiệp khác thông qua hình thức sáp nhập hoặc có thể mua lại một phần hay toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp kia.

Tại Việt Nam, M&A ngày càng được biết đến rộng rãi, các quy định pháp luật liên quan cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Theo thống kê của Viện Mua bán, sáp nhập Thụy Sỹ (IMAA), Việt Nam có 313 vụ M&A trong năm 2014, với giá trị khoảng 4,2 tỷ USD. Năm 2015, có 341 vụ với tổng giá trị khoảng 5,2 tỷ USD và thậm chí năm 2016 là 611 vụ với giá trị khoảng 5,8 tỷ USD. Theo báo VietNamFinance, Năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị M&A tại Việt Nam lần lượt đạt 7,64 tỷ USD và 1,9 tỷ USD, ngoài ra theo một thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, giá trị nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt 2,64 tỷ USD.

  1. Các phương thức thực hiện M&A chủ yếu

Hoạt động M&A được thực hiện đa dạng, tuy nhiên phổ biến nhất thường là 06 hình thức sau đây:

  • Góp vốn trực tiếp;

Được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.

  • Mua lại (nhận chuyển nhượng) cổ phần, phần vốn góp

Các nhà đầu tư có thể mua lại cổ phần, phần vốn góp của các cổ đông, thành viên trong một doanh nghiệp đã được thành lập.

  • Sáp nhập doanh nghiệp

Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

  • Hợp nhất doanh nghiệp

Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

  • Chia doanh nghiệp

Là việc Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.

  • Tách doanh nghiệp

Là việc công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

Mọi thông tin liên quan đến việc trao đổi công việc xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH MY WAY

Số điện thoại: 02466880968

Email 1: luatmyway@gmail.com

Email 2: lienhe@luatmyway.vn

LiГЄn hб
02466880968
LiГЄn hб
02466880968