Người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động và những lưu ý cần biết

Danh mục: Lao động, bảo hiểm xã hội ; Tư vấn doanh nghiệp

Để tránh những rắc rối phát sinh khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động cần nắm rõ và tuân thủ các quy định liên quan của pháp luật. Vậy người sử dụng lao động cần lưu ý  những điều gì khi chấm dứt hợp đồng lao động? Hãy theo dõi những thông tin sau của Luật My Way nhé!

Lưu ý những trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động

Việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động được quy định tại Điều 34 của Bộ Luật lao động 2019, bao gồm các trường hợp:

  • Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này;
  • Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
  • Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
  • Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
  • Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải;
  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này;
  • Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này;
  • Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
  • Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Lưu ý về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

– Tại khoản 1, Điều 36, Bộ Luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a, Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động;

b, Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c, Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

d, Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;

đ, Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

e, Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

g, Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

– Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1, Điều 36, Bộ Luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước: 

a, Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b, Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c, Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

d, Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

– Tại khoản 3, Điều 36, Bộ Luật Lao động 2019, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.

Lưu ý về trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Nội dung Điều 37 Bộ Luật Lao động 2019 quy định trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm:

  • Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này;
  • Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý;
  • Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

>> Xem thêm: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và những lưu ý quan trọng

Lưu ý về nghĩa vụ, trách nhiệm của người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Theo Điều 41, Bộ Luật Lao động 2019 có quy định rõ nghĩa vụ của người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật bao gồm:

  • Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động;
  • Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Lưu ý về trợ cấp người sử dụng lao động phải trả cho người lao động

Theo Điều 46 và 47 trong Bộ Luật Lao động 2019 thì người lao động cần chi trả trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm cho người lao động, cụ thể;

  • Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương;
  • Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

Lưu ý, tiền lương để tính trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

Trên đây là chi tiết những lưu ý người sử dụng lao động cần biết khi chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu bạn muốn tư vấn chuyên sâu về vấn đề này thì hãy nhanh tay liên hệ ngay Công ty Luật My Way hôm nay theo thông tin dưới đây.

Luật My Way – Con đường công lý

Trụ sở chính: Tổ 4, phường Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng giao dịch: P2608, Sảnh A Tòa HH2 Bắc Hà, 15 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Email: luatmyway@gmail.com

Hotline: 024.6688.0968 – 0936.454.001

Fanpage: Công ty Luật My Way

LiГЄn hб
02466880968
LiГЄn hб
02466880968