Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai giỏi tại Hà Nội

Danh mục: Giải quyết tranh chấp ; Tư vấn đất đai
Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai giỏi tại Hà Nội

Tranh chấp đất đai luôn là một vấn đề không bao giờ hết nóng ở Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh “cơn sốt” bất động sản hiện nay. Vậy, có nên thuê luật sư để giải quyết vấn đề nhức nhối này không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin cụ thể trong bài viết dưới đây.    

Tranh chấp đất đai là gì? 

Trước hết, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về khái niệm tranh chấp đất đai là gì? Căn cứ theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định thì: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. 

Đây là vấn đề rất phổ biến ở nước ta, xảy ra từ khu vực nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến miền núi, từ Bắc vào Nam… Tranh chấp về đất đai xảy ra khi hai hoặc nhiều bên có mâu thuẫn, xung đột về quyền quản lý, sử dụng đất hay quyền sở hữu, quản lý, sử dụng nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của các bên có liên quan. 

Trong bất cứ xã hội nào, đất đai luôn nắm giữ vị trí quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Sự phát triển của sản xuất và đời sống, nhu cầu sử dụng đất của con người ngày càng tăng. Tranh chấp đất cũng vì thế mà có xu hướng tăng mạnh, đây cũng là một trong những vấn đề pháp lý phức tạp nhất, gồm nhiều quy định và quy trình pháp lý đặc thù. Vấn đề tranh chấp trong đất đai xảy ra giữa các cá nhân, tổ chức xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. 

Một số trường hợp tranh chấp về đất đai phổ biến hiện nay gồm: 

  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất; 
  • Tranh chấp về các thiệt hại trong quá trình sử dụng đất; 
  • Tranh chấp tài sản gắn liền với đất; 
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản khác gắn liền với đất nảy sinh trong quá trình ly hôn, phân chia di sản thừa kế. 

Tại Việt Nam, thực trạng tranh chấp đất đai có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Không những gia tăng về số lượng mà vấn đề này ngày càng phức tạp về tính chất vụ việc, đặc biệt là ở các vùng đang đô thị hóa nhanh. 

Phương thức giải quyết tranh chấp đất đai 

Tùy thuộc vào tình huống cụ thể và đặc điểm của từng vụ tranh chấp đất đai mà sẽ có các phương thức giải quyết khác nhau. Ở nước ta hiện nay có các phương thức giải quyết tranh chấp đất phổ biến sau: 

Giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải 

Phương thức giải quyết tranh chấp đất đai đầu tiên là hòa giải, rất phổ biến trong xã hội. Trong phương thức giải quyết này, gồm các cách hòa giải sau: 

  • Tự hòa giải: Các bên xảy ra tranh chấp sẽ tự bàn bạc thời gian, địa điểm gặp mặt để đưa ra các thỏa thuận thống nhất phương án giải quyết, phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo quyền, lợi ích của mỗi bên. 
  • Hòa giải tại cơ sở: Các bên nảy sinh tranh chấp liên hệ với bên thứ ba để được hỗ trợ trong quá trình thỏa thuận, thống nhất phương án giải quyết hợp tình, hợp lý. Bên thứ ba ở đây có thể là bản làng, xóm, thôn… 
  • Hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã: Căn cứ theo khoản 2, Điều 202 Luật Đất đai 2013 đã quy định về tranh chấp đất đai phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Nếu trước đó không có thủ tục tại cơ sở thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh hoặc Tòa án có thẩm quyền sẽ không giải quyết tranh chấp này. 

Giải quyết tranh chấp thông qua Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền 

Trường hợp hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã không thành công thì căn cứ vào Luật Đất đai 2013 quy định, thẩm quyền giải quyết tranh chấp được xác định theo các trường hợp sau: 

  • Trường hợp 01: Nếu tài sản tranh chấp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tài sản tranh chấp gắn liền với đất thì Tòa án nhân dân sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. 
  • Trường hợp 02: Nếu tài sản tranh chấp chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp sau: Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền. 

Để đảm bảo tính công bằng, hiệu quả trong giải quyết tranh chấp đất đai, các bên cần xem xét kỹ lưỡng, cẩn thận trong việc lựa chọn phương thức giải quyết. Không phải phương thức giải quyết tranh chấp nào cũng phù hợp với tất cả các trường hợp tranh chấp đất. 

Luật My Way – Công ty giải quyết tranh chấp đất đai uy tín hàng đầu tại Hà Nội 

Công ty Luật TNHH My Way là đơn vị uy tín, chuyên nghiệp với hơn 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp đất đai. Luật My Way hội tụ những vị luật sư tài ba, chuyên nghiệp, nhiệt huyết với kinh nghiệm thực chiến dày dặn cam kết mang đến cho khách hàng giải pháp pháp lý tốt nhất, tiết kiệm thời gian, chi phí tối đa. 

Ngoài ra, Luật My Way có thể hỗ trợ pháp lý và tư vấn luật đất đai cho khách hàng. Đồng thời, công ty Luật My Way cũng hỗ trợ giải quyết tranh chấp hợp đồng, dự án đầu tư, thương mại hay các vấn đề pháp lý khác. Chúng tôi luôn đảm bảo đem đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất với thái độ làm việc tận tâm, tận lực vì khách hàng. 

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề liên quan tới tranh chấp về đất đai, cần tới sự hỗ trợ của luật sư để giải quyết tranh chấp thì hãy liên hệ ngay với Luật My Way theo số hotline: 024.6688.0968 – 0936.454.001 để được tư vấn cụ thể trong từng trường hợp.  

Luật My Way – Con đường công lý 

Trụ sở chính: Tổ 4, phường Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng giao dịch: P2608, Sảnh A Tòa HH2 Bắc Hà, 15 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Email: luatmyway@gmail.com

Hotline: 024.6688.0968 – 0936.454.001

Fanpage: Công ty Luật My Way

LiГЄn hб
02466880968
LiГЄn hб
02466880968