Đề xuất cho thế chấp bất động sản với tổ chức tài chính quốc tế – Quan điểm của luật sư Lê Văn Hồi

Danh mục: Tin tức My Way
Đề xuất cho thế chấp bất động sản với tổ chức tài chính quốc tế - Quan điểm của luật sư Lê Văn Hồi

Tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều ý kiến đề xuất cho phép doanh nghiệp Việt Nam được thế chấp quyền sử dụng đất, các tài sản trên đất đất để vay vốn tại các tổ chức nước ngoài.

Đề xuất cho thế chấp bất động sản với tổ chức tài chính quốc tế - Quan điểm của luật sư Lê Văn Hồi

Đưa ra quan điểm về đề xuất này, luật sư Lê Văn Hồi – Giám đốc Công ty Luật My Way – cho rằng, việc bổ sung chủ thể nhận thế chấp quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp không trái với các quy định pháp luật đất đai, kinh doanh BĐS và nhà ở.

Tuy nhiên, khi cho phép tổ chức kinh tế nước ngoài được phép nhận thế chấp quyền sử dụng, cần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với các quy định về việc hạn chế tiếp cận quyền sử dụng đất đối với các tổ chức kinh tế nước ngoài, đặc biệt đối với quyền sử dụng đất có liên quan đến an ninh, quốc phòng.

Cụ thể, cần phải có những quy định rõ ràng về việc tổ chức kinh tế nước ngoài thực hiện quyền xử lý tài sản đảm bảo như thế nào, tiếp quản, chiếm giữ quyền sử dụng đất ra sao.

“Với xu thế tất yếu của việc hội nhập đầu tư, thương mại quốc tế, những lợi ích của việc cho phép thế chấp quyền sử dụng đất cho tổ chức kinh tế nước ngoài là hoàn toàn hợp lý.

Tất nhiên, đi kèm với những sửa đổi, bổ sung này sẽ cần có những giải pháp để hạn chế tối đa rủi ro, đặc biệt hạn chế những rủi ro liên quan đến đảm bảo an ninh, quốc phòng quốc gia”, luật sư Hồi nhìn nhận.

Đề xuất cho thế chấp bất động sản với tổ chức tài chính quốc tế - Quan điểm của luật sư Lê Văn Hồi
Luật sư Lê Văn Hồi – Giám đốc Công ty Luật TNHH My Way

Phát biểu tại Hội thảo lấy ý kiến Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), ông Darryl Dong – Phó Giám đốc Công ty Tài chính quốc tế (IFC) – cho rằng, việc sử dụng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất làm tài sản thế chấp để huy động vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế là giải pháp vốn hóa quan trọng.

Ông Darryl Dong nói việc này đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, nhưng Việt Nam hiện chưa cho phép doanh nghiệp trong nước thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn quốc tế.

Việc hạn chế này đang làm giảm nguồn tài trợ quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam và làm tăng chi phí vay vốn, dẫn đến giảm lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp nước ngoài một cách đáng kể.

Vì vậy, ông Darryl Dong đưa ra đề xuất, các doanh nghiệp Việt Nam nên được phép thế chấp BĐS để huy động vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế thông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

Theo đó, nếu thế chấp trực tiếp tại các tổ chức tài chính quốc tế thì nên quy định thêm giới hạn để giảm rủi ro nếu không trả được nợ mà vẫn đảm bảo nguyên tắc thực thể nước ngoài không được phép sở hữu BĐS ở Việt Nam.

Còn thế chấp gián tiếp là cho phép các doanh nghiệp trong nước thế chấp thông qua một tổ chức tín dụng trong nước làm đại lý nhận tài sản bảo đảm cho bên cho vay nước ngoài.

“Với phương thức này, khi doanh nghiệp đi vay không trả được nợ, tổ chức tín dụng trong nước sẽ xử lý tài sản đảm bảo theo quy định và dùng số tiền thu được để trả nợ bên cho vay nước ngoài”, đại diện IFC chia sẻ.

Nguồn: laodong.vn

LiГЄn hб
02466880968
LiГЄn hб
02466880968