Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên có phải thành lập ban kiểm soát không?

Danh mục: Tư vấn doanh nghiệp

1. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH hai thành viên

Cơ cấu tổ chức đơn giản hơn gồm

  • Hội đồng thành viên.
  • Chủ tịch hội đồng thành viên.
  • Giám đốc hoặc tổng giám đốc.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.

Như vậy, cơ cấu phân bổ quyền và trách nhiệm trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như sau:

– Cao nhất là Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên công ty. Hội đồng thành viên bầu ra Ban kiểm soát (nếu cần); bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty; Đồng thời, giải quyết các công việc quan trọng nhất của công ty.

– Tiếp theo đến Chủ tịch Hội đồng thành viên: có quyền giám sát Hội đồng thành viên, kiêm nhiệm hoặc thuê giám đốc/Tổng giám đốc.

– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty sẽ bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên; Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên; Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên; Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác,…

– Ban kiểm soát: Ban kiểm soát được thành lập khi có từ 11 thành viên trở lên. Ban kiểm soát giám sát và đánh giá việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty; lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về các nội dung giám sát cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng thành viên; …

2. Điều kiện để trở thành kiểm soát viên trong Ban kiểm soát

Kiểm soát viên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020

– Không phải là người lao động của công ty. Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm Kiểm soát viên;

– Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán hoặc trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong ngành, nghề kinh doanh của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

– Không được kiêm Giám đốc và Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.

– Không đồng thời là Kiểm soát viên, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp khác, trừ trường hợp đó là doanh nghiệp nhà nước.

– Không phải là người có liên quan của người đứng đầu, cấp phó của cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Giám đốc, Tổng giám đốc hoặc kế toán của công ty; kiểm soát viên khác của công ty.

– Các điều kiện này ra đời nhằm đảm bảo cho kiểm soát viên làm việc trung thực, công khai, minh bạch, không bị ảnh hưởng và chi phối từ các đối tượng khác.

Điều lệ công ty quy định cụ thể về nội dung và cách thức phối hợp hoạt động của các Kiểm soát viên.

3. Trách nhiệm của Ban kiểm soát

Kiểm soát viên của công ty có trách nhiệm sau đây:

– Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty;

– Trung thành với lợi ích của công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

– Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ sở hữu hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối;

– Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Công ty phải tập hợp và cập nhật danh sách những người có liên quan của công ty và các giao dịch của họ với công ty. Danh sách này phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty. Thành viên, người quản lý, Kiểm soát viên của công ty và người đại diện theo ủy quyền của họ có quyền xem, trích lục và sao một phần hoặc toàn bộ nội dung thông tin quy định trong giờ làm việc theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty.

– Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của công ty;

– Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác; 

– Tham dự và thảo luận tại các cuộc họp Hội đồng thành viên và các cuộc họp khác trong công ty;

Trên đây là những thông tin tư vấn của công ty Luật My Way đến quý khách về quy định pháp luật về Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên có phải thành lập ban kiểm soát không. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng!

Mọi thông tin liên quan đến việc trao đổi công việc xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH MY WAY

Số điện thoại: 02466880968

Email 1: luatmyway@gmail.com

Email 2: lienhe@luatmyway.vn

LiГЄn hб
02466880968
LiГЄn hб
02466880968