Tố tụng dân sự là hoạt động nhằm giải quyết những vụ án, vụ việc theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự tham gia. Vậy phạm vi của hoạt động này là gì? Các nguyên tắc trong tố tụng dân sự như thế nào? Ngay sau đây, Luật My Way sẽ giải đáp chi tiết tới bạn những vấn đề liên quan tới hoạt động tố tụng dân sự.
Tố tụng dân sự là gì?
Tố tụng là một bộ phận của pháp luật quy định các thủ tục, nguyên tắc, trình tự từ giai đoạn bắt đầu thủ tục tố tụng tới khi kết thúc giải quyết vụ án/vụ việc.
Tố tụng dân sự là một bộ phận của tố tụng, bao gồm các nguyên tắc, trình tự, thủ tục trong quá trình khởi kiện, giải quyết các vụ việc dân sự như tranh chấp dân sự, yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Tố tụng dân sự áp dụng trong phạm vi nào?
Phạm vi của tố tụng dân sự được quy định đầy đủ tại Điều 1 Luật Tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể bao gồm:
- Trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự);
- Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại Tòa án;
- Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
- Thi hành án dân sự;
- Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng;
- Quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.
Nguyên tắc tố tụng dân sự bạn nên biết
Các nguyên tắc tố tụng dân sự được trình bày rõ trong chương II, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 bao gồm có:
- Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự;
- Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp;
- Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự;
- Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự;
- Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự;
- Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
- Hòa giải trong tố tụng dân sự;
- Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự;
- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
- Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng;
- Tòa án xét xử tập thể;
- Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai;
- Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự;
- Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm;
- Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án;
- Bảo đảm tranh tụng trong xét xử, bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự.
Quy định của pháp luật về cấp xét xử và người tham gia tố tụng dân sự
Các quy định tố tụng dân sự được trình bày rõ trong Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH3, cụ thể như sau:
Quy định về người tham gia tố tụng dân sự
Có nhiều chủ thể khác nhau tham gia tố tụng dân sự. Các chủ thể này có thể là:
- Các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự: Viện kiểm sát, tòa án
- Những người tiến hành tố tụng dân sự: Thẩm phán, Chánh án Toà án, Thư ký Toà án, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm tra viên, Kiểm sát viên.
- Người tham gia tố tụng: Đương sự có thể là tổ chức, cá nhân, cơ quan có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Người giám định, người làm chứng, người đại diện.
>> Xem thêm: Thuê luật sư tố tụng tại Tòa án và những điều không thể bỏ qua
Cấp xét xử tố tụng dân sự
Điều 17 Bộ luật tố tụng dân sự về bảo đảm chế độ xét xử quy định rõ hiện nay tố tụng dân sự có 2 cấp xét xử là xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Trong đó:
- Xét xử sơ thẩm là xét xử lần đầu vụ án dân sự và do Toà án giải quyết mọi vấn đề bằng việc ra quyết định và bản án phù hợp. Quyết định và bản án đưa ra có thể bị kháng nghị, kháng cáo để xét xử lại tại Tòa án cấp phúc thẩm. Nếu bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng nghị, kháng cáo trong thời hạn do Bộ luật tố tụng dân sự quy định thì có hiệu lực pháp luật.
- Xét xử phúc thẩm: Là quá trình Toà án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm Tòa tuyên án.
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu hoặc giải đáp các vấn đề về tố tụng dân sự thì hãy liên hệ ngay với Công ty Luật My Way hôm nay. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn chi tiết các vấn đề bạn đang gặp phải.
Luật My Way – Con đường công lý
Trụ sở chính: Tổ 4, phường Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Văn phòng giao dịch: P2608, Sảnh A Tòa HH2 Bắc Hà, 15 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Email: luatmyway@gmail.com
Hotline: 024.6688.0968 – 0936.454.001
Fanpage: Công ty Luật My Way