Giải quyết tranh chấp đất đai: Trình tự và thủ tục giải quyết

Danh mục: Tư vấn đất đai
Giải quyết tranh chấp đất đai: Trình tự và thủ tục giải quyết

Số lượng các vụ tranh chấp đất đai có xu hướng tăng khi mà quyền lợi từ các gói lợi ích này chưa ngừng hạ nhiệt. Để vụ việc tranh chấp đất đai không quá phức tạp, khó kiểm soát, nhiều người đã chủ động tìm hiểu trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp. Bài viết dưới đây, Luật My Way sẽ chia sẻ cụ thể hơn về vấn đề này để Quý bạn đọc đang quan tâm cùng tham khảo!

Tranh chấp đất đai là gì?

Tại Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định rõ: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. 

Như vậy, chỉ những tranh chấp nhằm mục đích xác định ai là người có quyền sử dụng diện tích đất tranh chấp mới được gọi là tranh chấp đất đai. Có thể kể đến một số loại phổ biến là:

  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất;
  • Tranh chấp quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất;
  • Tranh chấp về mục đích sử dụng đất.

Giải quyết tranh chấp đất đai: Trình tự và thủ tục giải quyết

Việc giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các chủ thể, dựa trên cơ sở pháp luật hiện hành để đưa ra phương án đúng đắn, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong quan hệ đất đai.

>>> Xem thêm: Những trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép và không phải xin phép

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Giải quyết tranh chấp đất đai: Trình tự và thủ tục giải quyết

Theo Luật Đất đai năm 2013, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về đất đai được quy định như sau:

1. Hoà giải tranh chấp đất đai

1.1 Tự hòa giải 

Theo Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 khi xảy ra tranh chấp đất đai: Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Theo đó, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải nhưng không bắt buộc. Đối với việc hòa giải ở cơ sở thì Hòa giải viên sẽ hướng dẫn cụ thể và hỗ trợ để các chủ thể tự nguyện thống nhất thỏa thuận và giải quyết tranh chấp.

1.2 Hòa giải bắt buộc

Giải quyết tranh chấp đất đai: Trình tự và thủ tục giải quyết

Trường hợp các bên tranh chấp không thể tự hòa giải, tại Khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Kết quả hoà giải phải được lập thành biên bản với kết quả là hoà giải thành hoặc hoà giải không thành.

Hoà giải thành

  • Hoà giải thành là các bên thỏa thuận, thống nhất được các vấn đề đang tranh chấp
  • Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
  • Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
  • Trường hợp hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Hoà giải không thành

  • Hoà giải không thành là các bên không thoả thuận được với nhau về các vấn đề tranh chấp. Trường hợp các bên đã hoà giải tại cấp cơ sở và được lập Biên bản hoà giải không thành. Các bên có quyền tiếp tục yêu cầu hoà giải tại cấp cơ sở hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
  • Đối với tranh chấp đất đai, Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Lưu ý: Thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã là thủ tục bắt buộc đối với tranh chấp đất đai trước khi khởi kiện ra Toà án.

Các tranh chấp liên quan đến giao dịch quyền sử dụng đất, tranh chấp chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng, tranh chấp về thừa kế là quyền sử dụng đất… không phải bắt buộc hòa giải vì quan hệ pháp luật của tranh chấp này không được coi là tranh chấp đất đai.

2.  Đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết

Theo khoản 2 Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Khởi kiện tại TAND có thẩm quyền

Theo khoản 1, 2 Luật đất đai 2013 quy định đương sự được khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền đối với các tranh chấp đất đai như sau:

a) Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này;

b) Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất;

c) Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này

Trên đây là những vấn đề pháp lý cơ bản về việc giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu Quý bạn đọc cần tư vấn cụ thể hơn liên quan đến trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp về đất đai, hãy liên hệ luật sư tư vấn đất đai của Luật My Way để được tư vấn chi tiết!

Luật My Way – Con đường công lý

Trụ sở chính: Tổ 4, phường Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng giao dịch: P2608, Sảnh A Tòa HH2 Bắc Hà, 15 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Email: luatmyway@gmail.com

Hotline: 024.6688.0968 – 0936.454.001

Fanpage: Công ty Luật My Way

LiГЄn hб
02466880968
LiГЄn hб
02466880968