Thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp FDI khi đầu tư trực tiếp nước ngoài

Danh mục: Chưa được phân loại ; Thành lập doanh nghiệp FDI

Thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ngày càng đơn giản với các hình thức đầu tư linh hoạt. Nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện thành lập công ty FDI tại Việt Nam thông qua hai cách: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Vậy thủ tục này như thế nào? Hãy cùng Luật My Way tìm hiểu nhé!

Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam bao gồm các bước sau:

Bước 1: Kê khai trực tuyến thông tin trên Hệ thống thông tin quốc gia

Đầu tiên, nhà đầu tư phải kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia. Sau khi nộp hồ sơ bản cứng sẽ được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ. Cơ quan Đăng ký đầu tư cũng sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư,.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày kê khai trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ giấy xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Cơ quan đăng ký đầu tư;

Trong 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu hồ sơ hợp lệ; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm các thành phần sau:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài:
  • Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu với các cá nhân;
  • Xác nhận số dư tài khoản tương ứng với vốn dự định thành lập công ty/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
  • Đối với nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài:
  • Bản sao Giấy chứng nhận thành lập xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ…;
  • Hồ sơ chứng minh trụ sở công ty;
  • Đối với dự án có thuê đất của nhà nước cần nộp thêm đề xuất nhu cầu sử dụng đất;
  • Đối với dự án có sử dụng công nghệ cần nộp thêm giải trình về sử dụng công nghệ;

Bước 3: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khắc dấu pháp nhân

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam tiếp theo đó là xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư;

Sau đó, cần thực hiện khắc con dấu công ty, đăng tải con dấu đồng thời công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia theo đúng quy định.

Bước 4: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh tại Sở Công thương đối với các doanh nghiệp có thực hiện quyền bán lẻ hàng hóa

Bước 5: Mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp

Nhà đầu tư nước ngoài cần góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chính vì thế, ngay sau khi thành lập công ty/doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư cần tiến hành mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp.

Bước 6: Hoàn thành các thủ tục sau thành lập công ty/doanh nghiệp FDI

Sau khi thành lập công ty/doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư cần tiến hành các thủ tục đăng ký tài khoản, mua chữ số, kê khai thuế môn bài, nộp thuế môn bài, phát hành hóa đơn, kê khai thuế,….theo quy định

LiГЄn hб
02466880968
LiГЄn hб
02466880968