Các hình thức đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư

Danh mục: Đầu tư trong nước ; Tư vấn doanh nghiệp
Các hình thức đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư-1

Những năm gần đây, hoạt động đầu tư sinh lời phát triển ngày càng mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm rất lớn của đông đảo các cá nhân và doanh nghiệp trên khắp thế giới. Dưới đây là các hình thức đầu tư hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư mà bạn có thể tham khảo.

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Hiện nay, các nhà đầu tư trong và ngoài nước được phép thành lập tổ chức kinh tế khi thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Cụ thể, nội dung trong Điều 22 của Luật đầu tư 2020 cho biết:

1. Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:

a) Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;

b) Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Đầu tư;

c) Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Các hình thức đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư-2

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Đây là hình thức đầu tư phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay bởi việc tham gia dễ dàng và đơn giản hơn. Theo đó, các nhà đầu tư sẽ có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo các tổ chức kinh tế theo quy định trong Điều 24 Luật đầu tư 2020:

1. Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

2. Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:

a) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;

b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;

c) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

Hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp được quy định cụ thể tại điều 25 Luật đầu tư 2020 như sau:

1. Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

2. Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

b) Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

Thực hiện dự án đầu tư

Nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2020, bao gồm nhưng không giới hạn ở các điều kiện sau:

  • Đáp ứng điều kiện lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo Điều 29 Luật Đầu tư năm 2020;
  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo Điều 33 Luật Đầu tư năm 2020.
  • Các điều kiện khác theo quy định pháp luật.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC, Điều 27 Luật Đầu tư năm 2020 đã quy định rõ ràng với 3 Khoản:

1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự;

2. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật Đầu tư năm 2020;

3. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ

Đây là quy định mở về hình thức đầu tư, loại hình kinh tế mới sẽ xuất hiện trong tương lai và có hiệu lực để áp dụng khi được Chính phủ chấp nhận và quy định chi tiết.  

Các hình thức đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư-3

Như vậy, có thể thấy trước sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, các quy định pháp luật đưa ra cũng không còn mang tính rập khuôn, bó hẹp nữa mà luôn là quy định mở cho thấy Chính phủ Việt Nam đã sẵn sàng cởi mở chào đón các hình thức đầu tư, loại hình kinh tế mới xuất hiện trong tương lai. .

Trên đây là chia sẻ của Luật My Way về 05 hình thức đầu tư tại Việt Nam được quy định trong Luật đầu tư năm 2020. Để được tư vấn chuyên sâu và cung cấp thông tin đầy đủ hơn về các hoạt động đầu tư này nhằm hạn chế rủi ro cũng như thiệt hại về tài sản, Quý khách hàng hãy liên hệ:

Luật My Way – Con đường công lý

Trụ sở chính: Tổ 4, phường Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng giao dịch: P2608, Sảnh A Tòa HH2 Bắc Hà, 15 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội 

Email: luatmyway@gmail.com

Hotline: 024.6688.0968 – 0936.454.001

Fanpage: Công ty Luật My Way

LiГЄn hб
02466880968
LiГЄn hб
02466880968